PTMJSC

Cơ hội vĩnh trú cho lao động Việt Nam với chính sách visa mới của Nhật Bản tháng 4/2019

Theo thống kê, Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm do áp lực công việc khiến người dân Nhật Bản có xu hướng kết hôn muộn và không muốn sinh con.

Dự kiến, lực lượng lao động ở nước này giảm từ 67 triệu người năm 2017 xuống còn 58 triệu người vào năm 2030 khiến Nhật Bản đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Đây sẽ là một yếu tố rào cản đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự thảo luật về việc đưa ra hai tư cách lưu trú mới (Visa kĩ năng đặc định loại 1 và 2) dành cho người lao động nước ngoài có hiệu lực từ tháng 4/2019. Đây là giải pháp kịp thời để mở rộng và thu hút lao động nước ngoài tới làm việc tại Nhật Bản, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai.

Do đó, chính sách visa mới lần này sẽ là một cơ hội rất lớn để thực tập sinh diện 3 năm có thể thi tuyển lên diện visa cao hơn với mức lương và lâu dài hơn tại Nhật.

Hai tư cách lưu trú mới bao gồm:

-Visa kĩ năng đặc định loại 1 (Tokutei Gino 1)

Điều kiện:

- Người lao động có kinh nghiệm trong 14 ngành nghề đã trải qua cuộc thi sát hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật theo đúng quy định.

- Thực tập sinh kĩ năng nếu đã hoàn thành chương trình thực tập 3 năm, đã thi nghề bậc 3 thì được miễn kiểm tra và có thể chuyển sang tư cách lưu trú mới với thời hạn làm việc tối đa thêm 5 năm.

Với diện visa kĩ năng đặc định loại 1, người lao động không thể bảo lãnh người thân sang Nhật. 14 ngành nghề được xét visa kĩ năng đặc định loại 1 theo quy định bao gồm: xây dựng, đóng tàu, bảo dưỡng xe ô tô, công việc liên quan nghiệp vụ hàng không, nghiệp vụ khách sạn, điều dưỡng, vệ sinh tòa nhà, nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống - nhà hàng, gia công cơ khí, gia công nguyên liệu, các ngành liên quan đến điện – điện tử – viễn thông.

Visa kĩ năng đặc định loại 2 (Tokutei Gino 2)

Điều kiện:

- Thực tập sinh có kinh nghiệm trong 5 ngành nghề và bằng tiếng Nhật tương đương qua các kì thi sát hạch quy định (thường là thi nghề bậc 2).

- Thực tập sinh đang trong thời gian gia hạn 2 đến 5 năm có thể chuyển sang diện visa kĩ năng đặc định loại 2 ngay nếu thi được bằng nghề này mà không cần hết hợp đồng.
 
Visa kĩ năng đặc định loại 2 sẽ được hưởng chế độ tương đương với visa diện kĩ thuật viên, kĩ sư. Người lao động có visa diện này có thể bảo lãnh người thân; gia hạn 1 đến 5 năm hoặc xin vĩnh trú nếu đạt đủ điều kiện cần thiết.

5 ngành nghề ưu tiên xét visa kĩ năng đặc định loại 2 gồm: xây dựng, đóng tàu, bảo dưỡng xe ô tô, công việc liên quan nghiệp vụ hàng không, nghiệp vụ khách sạn.

Cơ hội lớn cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật
 
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 345.500 người vào làm việc trong 14 ngành nghề ưu tiên xét hai loại tư cách lưu trú mới.

Với các bạn thực tập sinh đang làm việc tại Nhật theo diện 3 năm thì đây là một cơ hội vô cùng lớn, chỉ cần không ngừng học hỏi, lao động cần cù và chăm chỉ các bạn có thể vượt qua kì thi sát hạch để tiếp tục làm việc tại Nhật tối đa thêm 5 năm nữa với diện visa kĩ năng đặc định loại 1. Thậm chí, nếu có đủ khả năng, các bạn cũng có thể xin được visa vĩnh trú với chế độ tương đương kĩ sư, kĩ thuật viên tại Nhật Bản.
 
Ngoài ra, với tổng thời gian làm việc của diện visa kĩ năng đặc định loại 1 lên tới 10 năm. Sau khi trở về Việt Nam, người lao động cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc lương cao, ổn định với năng lực và trình độ thành thạo sau quá trình làm việc tại Nhật.

Luật mới này sẽ được áp dụng vào tháng 4/2019, vì thế, các bạn thực tập sinh đang làm việc tại Nhật theo diện 3 năm hãy cố gắng rèn luyện chuyên môn và trình độ tiếng Nhật ngay từ bây giờ để có thể vượt qua kì thi tuyển bậc 3 và đạt được visa kĩ năng đặc định loại 1 ngay khi luật chính thức được áp dụng.

Nếu bạn đang có nguyện vọng sang làm việc và học tập tại Nhật trong thời gian tới, hãy liên hệ ngay hotline 09.82.82.77.99 để được tư vấn miễn phí về chương trình.